Ngày xửa, ngày xưa có một hoàng tử Ba Tư tên Farhad đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp. Ngày kia, chàng nghe người ta nói nàng đã bị giết. Tiếc thay, đây là tin đồn nhảm ( hic, hic.. đứa nào mà ác dã man… rợ). Không hay biết gì và buồn nẫu ruột, chàng phóng lên con ngựa và leo lên mỏm đá. Những giọt máu rỉ ra từ vết thương trên người chàng rơi xuống đất đã nở thành đóa hoa tuyệt đẹp - tượng trưng cho mối tình chung thủy. Đó chính là hoa Tulip ( uất kim hương) và câu chuyện trên là một trong những huyền thoại liên quan đến các loài hoa…

Ai mang tulip vào Hà Lan?
Có người cho rằng chữ “Tulip” có nguồn gốc từ “turban” ( có nghĩa cái khăn xếp, do hình dáng hoa Tulip tương tự). Không ai biết chính xác Tulip có mặt ở phương Động từ lúc nào, nhưng người ta ghi nhận rằng Tulip được trồng tại Ba Tư và trung Á ( trong đó có Afghanistan, Pakistan và Uzbekistan)cách đây hơn 1000 năm. Trung tâm đầu tiên của Tulip là rặng Thiên Sơn và dãy Pamir Alai gần Islamabad ( Pakistan) ngày nay. Từ đó, Tulip bắy đầu lọt vào Châu Âu, ngang qua cửa BaLkans, đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Thụy Sỹ, Pháp. Ở vương quốc Ottoman, Tulip từng hiện diện trong triều đình Suleiman – Vĩ đại, vị vua Ottoman cai trị thanh công và đưa đế quốc hùng mạnh và cực thịnh này lấn sâu vào Châu Âu. Sự bành trướng Ottoman có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến hình ảnh tulip bắt đầu được thây nhiều tại châu Âu Tuy nhiên, chỉ khi vào Hà Lan thì Tulip mới trở thành loại hoa gây ra những cơn điên loạn. Người có công lớm trong việc quảng bá tulip tại châu Âu đầu tiên là Ogier Ghiselain de Busbecq - đại sứ vương quốc Áotại Ottoman.
Giữa thập niên 1500, de Busbecq mang một giỏ tulip cùng hạt giống đến Vienna, tặng người bạn Carolus Clusius – nhà thực vật học làm việc tại Vườn thực vật hoàng gia. Sau đó, Clusius mang tulip về ươm tại trung tâm nghiên cứu Hortus Botanicus thuộc Đại học Leiden ( Viện Đại học cổ nhất Hà Lan).
Năm 1594 là cột mốc chính thức được chọn để đánh dấu sự hiện diện của tulip trên đất Hà Lan. Cuối thập niên 1590, dân Hà Lan bắt đầu mê tulip như điếu đổ. Vài tên lẻn vào vườn của Clusius để chôm hoa về trồng. Cái sự chôm chỉa đáng yêu này là nền tảng cơ bản cho nghành công nghiệp tulip lừng danh sau này. Carolus Clusius được phong là ông tổ của tulip Hà Lan.
Sang thế kỷ 17, tulip bắt đầu tạo ra cơn điên lọan. Châu Âu phát sốt vì tulip. Đầu năm 1624, một đóa tulip siêu hạng như Semper Augustus được bán với giá 1200 florin ( trong khi lượng trung bình hang 2năm vỏn vẹn 150 florin!) . Trước năm 1636, giá tulip tăng gấp đôi, gấp ba, gấp bốn và tăng từng tháng, từng tuần rồi từng ngày. Đến tháng 2/1637, cơn sốt tulip lên đỉnh điểm. Giá một đóa tulip - chỉ một - bằng cả một ngôi nhà đẹp nhấtAmsterdam!
Cuối cùng, ngày 27/4/1637, Chính phủ Hà Lan tung ra lệnh rằng tulip từ nay chỉ là hàng hóa bình thường và phải được bán với giá bình thường như bao loại hoa khác. Cơn sốt tulip xẹp lép ( như cái bánh… kẹp) . Giai đọan khủng hoảng tulip này đã được kể lại trong quyển Tulip Fever của Deborah Moggach hồi năm 2000 và được Steven Spielberg mua bản quyền dựng thành phim. Cuối thập niên 1630, tulip bước vào thế giới văn chương và hội họa. Rijksmuseum Hans Boulenger tung ra bức vẽ Tulip trong bình hoa, Jacob Marrel tung ra quyển sách về tulip và Alexandre Dumas tung ra Hoa tulip đen…