Xoay quanh chuyện của những free-lancer

Thứ năm, 29/12/2011, 06:27 GMT+7

Nhiếp ảnh là một bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật, những free-lancer cũng có thể được gọi là những người nghệ sĩ. Trong họ ẩn chứa sự đam mê, khát khao với nghề. Những người chụp ảnh cưới, chính họ, đã góp phần làm đẹp thêm cho đời bằng tài năng, sự tâm huyết của mình qua những khung hình đẹp và những tấm hình có hồn.

 

Về những free-lancer…

Ta nhận thấy một điều rằng những free-lancer ở Việt Nam đa phần là những người hoạt động tự do, nghề nhiếp ảnh giống như nghề tay trái của họ, họ theo đuổi nhiếp ảnh như một niềm đam mê riêng, họ làm việc trong nghề y, công nghệ thông tin, ngân hàng, kiến trúc, dân thiết kế hay thậm chí còn là một sinh viên… Hoặc cũng có người từ nghề tay trái, sau đó vì đam mê quá nên dần dần trở thành nghề tay phải như thanhBH 15 năm trong nghề kiến trúc rồi bây giờ đến với nhiếp ảnh như một niềm đam mê thực sự, anh giải thích rằng: đối với nhiếp ảnh, anh được thể hiện cái tôi của mình một cách tự do nhất, anh là người được CD-CR tin tưởng giao phó cũng là người tư vấn cho họ những bức ảnh đẹp nhất; có người từ chụp ảnh thời trang cho những người nổi tiếng cũng đã chuyển sang chụp ảnh cưới vì như Hứa Minh Thành nói, chụp ảnh cưới anh được sống với chính ước mơ của CD-CR đó, anh nói chuyện, kể chuyện vui với CD-CR như những người bạn thực sự, không hề có khoảng cách, sau khi hoàn thành bộ ảnh cưới không phải từ đó mà giữa CD-CR và người cầm máy đã kết thúc “nghĩa vụ” với nhau mà sau đó họ vẫn là những người bạn thực thụ, vẫn giữ liên lạc, giới thiệu cho nhau những khách quen v.v… Hay như Pamito là dân designer sau đó cũng đến với nhiếp ảnh như một cái duyên tình cờ…

Free-lancer là một nghề đòi hỏi phải có sự sáng tạo và đam mê. Sáng tạo để cho ra những khung hình đẹp qua đôi mắt nghệ sĩ của mình và đam mê để theo đuổi với nghề, vì chỉ khi có sự đam mê, có sự nhiệt tâm, bức hình của anh mới có hồn, mới tạo được cảm xúc cho người xem. Đặc biệt là một free-lancer nói riêng và một nhiếp ảnh gia nói chung còn phải biết nắm bắt tâm lý của khách hàng.

Trước ngày chụp hình, người nhiếp ảnh và khách hàng thường có khoảng ít nhất 2 – 3 lần để gặp gỡ và trò chuyện. Người cầm máy sẽ hỏi tất cả những gì liên quan đến thói quen, sở thích và đặc biệt là câu chuyện tình của họ, xem họ quen nhau như thế nào, chàng cầu hôn nàng ra sao để từ đó trong đầu họ sẽ dần dần hình dung ý tưởng và những gì cần thiết để phục vụ cho bộ hình đó có chất lượng tốt nhất.

Theo tâm lý chung, chú rể thường rất sợ chụp hình, mong làm sao phải thật đơn giản và nhanh gọn. Ta cũng có thể làm cho họ thoái mái bằng cách cho họ nghe những bản nhạc yêu thích, uống những ly cà phê có hương vị hấp dẫn, làm sảng khoái tinh thần, hoặc nói những vấn đề mà họ quan tâm yêu thích, thỉnh thoảng pha những câu hài hước hoặc kể những truyện cười làm cho cả chú rể lẫn cô dâu có thể thoải mái và tự nhiên nhất khi chụp hình. Cô dâu khi gặp các tay máy lại quan tâm một điều duy nhất là: Ảnh cưới đó có đẹp hay không? Để chiều ý của họ, các tay máy nên nắm được tâm lý của khách hàng, tìm được những góc đẹp trên gương mặt của họ để làm tôn lên nét đẹp tự nhiên vốn có, đồng thời nếu được, chia sẻ cùng họ những bức ảnh mà bạn đã chụp ngay khi bấm máy để cùng nhau có những khung hình đẹp nhất.

Ảnh: ThanhBH

CD-CR là một nhân tố quan trọng góp phần cho sự thành công của bức ảnh

Một album ảnh đẹp, ngoài sự tài năng của người nhiếp ảnh, phần quyết định còn lại chính là ở cô dâu chú rể đó… Trong đó, chi phí mà CD-CR đầu tư vào khung hình là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của bức ảnh. Một người thợ chụp hình với chi phí vừa phải cũng có thể chụp một bức hình đẹp nhưng nếu với giá cả cao thì bộ hình đó chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Bởi bình thường, những CD-CR chịu bỏ ra một số tiền cao để chi cho bộ album cưới của mình là những người đã có sự hiểu biết nhất định và họ đánh giá cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ; họ thường có phong thái rất tự tin, họ tự tin đứng trước ống kính, có khả năng diễn xuất tốt hơn và đặc biệt họ không ngại bỏ tiền cho một chuyến đi xa (thuê xe, thuê áo cưới, phụ kiện…). Chính ở những miền đất xa có không gian mới lạ, với phong cảnh tự nhiên và hữu tình sẽ là chất xúc tác để người nhiếp ảnh đó có sự sáng tạo cao trong từng bức hình, giúp họ thể hiện những cảm xúc của mình vào bức ảnh một cách tốt nhất. Và nhiều lúc, yếu tố giá cả cũng quyết định phần nào đến tên tuổi của người thợ chụp hình đó.

Ảnh: Rafik Duy

Khó khăn cho những người nhiếp ảnh

CD-CR thường đòi hỏi sự “trọn gói” để làm sao tiện lợi nhất cho đám cưới của họ, tức không chỉ chụp hình mà còn kèm theo cả trang điểm, áo cưới, vận chuyển… Những điều này lại khó thực hiện đối với những free-lancer vì họ hoạt động chủ yếu dựa vào sự sáng tạo và tài năng của mình. Để thực hiện được điều này đòi hỏi họ phải có thời gian và có sự đầu tư theo hướng phát triển thực sự lâu dài cho việc cầm máy.

Có một điều đáng nói nữa là hiện nay ở Việt Nam chưa có một trường Đại học đào tạo chính quy nào về nhiếp ảnh. Những tay nhiếp ảnh ở Việt Nam thường tham gia những khóa học ngắn hạn của những người có kinh nghiệm đi trước rồi sau đó qua quá trình bấm máy, sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, sự đam mê nhiếp ảnh ngày càng tăng cộng với ham muốn học hỏi để nâng cao tay nghề đã làm cho họ có sự tiến bộ rõ rệt qua từng bức ảnh.

Thêm vào đó người Việt Nam ta, do ảnh hưởng từ xưa, thường có tâm lý và thói quen khi chụp ảnh nhìn trực diện vào ống kính, điều đó làm cho bức ảnh thiếu tự nhiên làm giảm đi sự tự nhiên và chân thật của những bức ảnh cưới.

              

Ảnh: Hứa Minh Thành

Điều mà những free-lancer mong muốn

Gặp anh PRO-K, một free-lancer có tên tuổi ở TP.HCM, đã tâm sự những free-lancer hiện nay rất cần một “văn phòng ảo”. Tức là một văn phòng để những tay máy yêu thích nhiếp ảnh, những người chụp hình tự do có thể tới đó để gặp gỡ khách hàng. Họ cần một đơn vị trung gian đứng ra giao thiệp với CD-CR, giúp họ sắp xếp lịch chụp, giao album cho họ… Vì những free-lancer hiện nay đa phần là những người hoạt động tự do, họ thường rất bận rộn, không có studio hoặc ở một địa điểm xa hoặc chụp chỉ là nghề tay trái của họ, họ không có không gian riêng cho mình nên thường hẹn khách hàng ở những quán cà phê gần nhà, như vậy rất bất tiện cho khách hàng cũng như với chính bản thân họ.

Ảnh: Tuấn IDY

Ảnh: Pamito

Nhiếp ảnh là một bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật, những free-lancer cũng có thể được gọi là những người nghệ sĩ. Trong họ ẩn chứa sự đam mê, khát khao với nghề. Những người chụp ảnh cưới, chính họ, đã góp phần làm đẹp thêm cho đời bằng tài năng, sự tâm huyết của mình qua những khung hình đẹp và những tấm hình có hồn.

HƯƠNG QUỲNH

Weddingbridal.vn



 

Giới hạn tin theo ngày :